Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Kim Sơn

Cẩm nang du lịch Đà NẵngKim Sơn ở phía Bắc. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với Sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.
Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Mộc Sơn

Mộc Sơn ở phía Đông Nam, nằm song song với núi Thủy Sơn. Dù mang tên là "mộc", nhưng cây cối ở đây rất ít. Theo Quách Tấn xưa kia núi này cũng là một hòn kỳ vĩ, với sườn núi dựng đứng, đá trắng nhô lên tua tủa. Về sau, sườn núi ở phía Bắc và phía Nam bị đào xới nhiều nên trông như một bức thành hư lồi lõm

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Thuỷ sơn

Thuỷ Sơn nằm trên dãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cẩm nang du lịch đà nẵng cao khoảng 160m, Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai hướng dẫn du lịch đà nẵng. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến viếng.
Sơ lược ba đỉnh của núi:
-Thượng Thai: là ngọn cao nhất 106m ở phía Tây Bắc của Thuỷ Sơn, đáng kể có: chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông)  động Hoa Nghiêm), động Huyền Không, động Linh Nha,...
Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn
-Trung Thai: là ngọn thấp hơn cẩm nang du lịch đà nẵng một chút ở phía Nam của Thuỷ Sơn, đáng kể có: Cổng trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông (tục gọi là Hang Lên Trời), động Thiên Long (tục gọi là Hang Rồng), động Thiên Phước Địa...
-Hạ Thai: là ngọn phía Đông thấp nhất của Thuỷ Sơn, đáng kể có: chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài (đài ngắm biển), động Tàng Chơn...
Đặc biệt, trên Thuỷ Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm, và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai 
Theo thông tin trên website Ngũ Hành Sơn, thì ngay cẩm nang du lịch đà nẵng lần đầu vua Minh Mạng đến chơi ngọn Thủy Sơn, đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp đi lên núi, đó là lối đi lên chùa Tam Thai và lối đi lên chùa Linh Ứng (xưa gọi là Ứng Chơn). Ngày nay, hai con đường ấy là cổng phía Tây gồm có 156 bậc đá dẫn đến chùa Tam Thai và cổng phía đông gồm có 108 bậc dẫn đến chùa Linh Ứng.

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Hỏa Sơn

Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh. Ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Ở khoảng giữ con đường này có chùa Ứng Thiên.
-Hòn Âm Hỏa Sơn nằm phía đông, chóp núi tròn nhô lên cao hơn. Sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng và chạy nghiêng cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá, ở mỏm núi phía đông có một cái hang thông từ sườn phía nam ra sườn phía bắc. Nhân dân địa phương thường cẩm nang du lịch đà nẵng đi theo đường này đến các hòn Kim Sơn và Thổ Sơn. Nơi Âm Hỏa Sơn không có động. Dưới chân núi có một tảng đá khắc 6 chữ: Phổ Đà Sơn Quan Âm điện. Vì thế Âm Hỏa Sơn cũng có tên nữa là "Phổ Đà Sơn", bởi nơi đó khi xưa có điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
-Hòn Dương Hỏa Sơn (tên dân dã là "núi Ông Chài") nằm ở phía tây. Ngày xưa, khi còn giao lưu được giữa Hội An và Đà Nẵng bằng đường thủy, ở đây có một bến sông, ghe thuyền đi về buôn bán vô cùng tấp nập. Trên bờ sông, sát chân hòn Dương Hỏa Sơn có khu miếu Ông Chài, hiện đã bị đổ nát. Tên dân dã "núi Ông Chài" có thể bắt nguồn từ đó. Trên Dương Hỏa Sơn có hai ngôi chùa cổ là: chùa Linh Sơn và động Huyền Vi, chùa và hang Phổ Đà Sơn ngọn núi hướng về phía du lịch đà nẵng tự túc Tây Nam sườn cẩm nang du lịch đà nẵng núi hiểm dốc và hang động rất tĩnh lặng. Nơi đây còn có di tích đền tháp của người Chăm
Tương truyền ở Hỏa Sơn trước đây có một tấm bia đá của vua Lê Thánh Tông, và bên trên có khắc mấy hàng chữ Hán:
Nhất thiên niên tiền nhất hải đạo.
Nhất thiên niên nhất danh sơn.
Nghĩa là:
Một nghìn năm trước là một đường biển
Một nghìn năm sau là một hòn non có danh.
Tấm bia ấy nay đã không còn tìm thấy.
Ngày nay, trên sườn núi phía Tây, mặt hướng dẫn du lịch đà nẵng về phía Bắc, đối diện với Kim Sơn có 3 chữ Hán rất to được khắc vào vách đá "Dương Hoả Sơn và một dòng cẩm nang du lịch đà nẵng chữ nhỏ phải đến gần mới thấy: "Sắc Minh mạng thập bát niên thất nguyệt nhật cát lợi

Cẩm nang du lịch Đà Nẵng - Thổ Sơn

Tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều.
Theo truyền thuyết Thổ sơn là nơi linh địa, và từ thuở cẩm nang du lịch đà nẵng xa xưa, người Chăm đã chọn nơi đây làm đồn trú. Hiện  nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm.
Tại chân núi hiện có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo. Theo thi sĩ Quách Tấn sát chân núi có bến đò, gọi là Bến Ngự, vì xưa kia mỗi lần nhà vua đến viếng Ngũ Hành Sơn thì đậu thuyền tại đó . Tuy nhiên, có người cho rằng bến này ở núi Kim Sơn.
--------------------------------------------------------------------------------
Mạng đặt phòng khách sạn trực tuyến Anandi.vn, 155-157 Lê Quang Đạo, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: +1900 5454 88 - +84 932 582699
Email: booking@anandi.vn - Website: www.anandi.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét